6 Thói quen phá hỏng sự nghiệp ứng viên
Bạn chỉ là một người duy nhất, bạn không thể tự mình làm tất cả mọi việc, và bạn cũng không nên cố gắng làm như vậy. Bạn muốn gây ấn tượng với sếp và đồng
Dưới đây là 6 thói quen mà bạn cần gạt bỏ ngay từ giai đoạn đầu của sự nghiệp để đảm bảo không bị cản trở trên con đường theo đuổi thành công:
1. Không nghỉ ăn trưa
Bạn muốn chứng tỏ cho sếp thấy bạn hiểu việc hoàn thành công việc đúng thời hạn là quan trọng, và đôi khi điều đó đồng nghĩa bạn phải làm việc xuyên giờ ăn trưa để xong việc trước giờ làm việc buổi chiều. Tuy nhiên, nếu ngày nào bạn cũng làm việc như thế lại là điều không nên.
Vào những ngày mà bạn không phải hoàn thành gấp công việc, hãy nghỉ ăn trưa để phục hồi trí óc và năng lượng cho bản thân. Giá cổ phiếu của công ty sẽ không lao dốc nếu bạn dành 30 phút để có một bữa trưa thực sự.
2. Trả lời email sau giờ làm việc
Thời gian riêng tư của bạn là của bạn mà thôi. Đó là thời gian mà bạn dành để làm những công việc yêu thích, cho dù đó là việc leo núi, ngồi quán cà phê hay đánh bài với bạn bè. Trong quãng thời gian đó, bạn không cần và không nên theo dõi email công việc như thể đó là một phần tất yếu trong cuộc sống của bạn.
Hãy thư giãn. Cân bằng giữa cuộc sống và công việc là điều bạn phải có. Sẽ có nhiều lúc bạn phải làm việc ngoài giờ. Nhưng ngoài những lúc bắt buộc, hãy vứt điện thoại sang một bên và quyết không động vào nó cho tới ngày làm việc tiếp theo. Những bức email không thuộc diện khẩn cấp không đòi hỏi bạn phải trả lời ngay, cho dù đó là email của sếp.
3. Không sử dụng thời gian nghỉ phép
Một trong những chế độ tốt nhất mà công ty dành cho bạn là thời gian nghỉ phép. Bởi thế, sẽ thật tức cười nếu bạn không nghỉ phép. Bạn có thể và nên sử dụng toàn bộ thời gian nghỉ phép và các kỳ nghỉ hàng năm.
Khối lượng công việc dồn dấp khiến bạn cảm thấy không có lúc nào phù hợp để đi nghỉ, nhưng sự thật là, không bao giờ có một thời điểm hoàn hảo nào trong đời để làm bất kỳ việc gì. Công việc sẽ mãi ở đó. Hãy dành ra thời gian để trao đổi với sếp về kế hoạch đi nghỉ của bạn và những công việc cần làm xong trước khi bạn đi. Rất đơn giản phải không nào?
4. Giải thích quá kỹ về bản thân
Bạn cần phải tới bác sỹ khám vì bị đau chân. Nhưng sếp của bạn hoàn toàn không cần phải biết rõ lý do vì sao bạn phải nghỉ sớm để tới gặp bác sỹ. Đôi khi, mọi người giải thích quá kỹ về tình huống của mình với cấp trên để xin được nghỉ. Nhưng điều đó là không cần thiết. Những việc xảy ra trong đời sống cá nhân của bạn không phải là công việc. Cho sếp xem đơn thuốc của bác sỹ là cách tốt nhất để chứng minh bạn là người trung thực.
5. Không lên tiếng trong các cuộc họp
Có thể bạn là nhân viên mới hoặc vừa chuyển tới một phòng ban khác, nhưng bạn không nên im lặng mỗi khi tham gia vào các cuộc họp. Đừng bao giờ tự đánh giá thấp những gì mà bạn có để đóng góp ý kiến. Ý tưởng sáng tạo của bạn có thể giúp công ty mở một chiến dịch truyền thông xã hội có sức lan tỏa mạnh mẽ. Rất có thể, một ai đó khác sẽ nói ra chính xác ý tưởng mà bạn ngại nói, và mọi người sẽ yêu thích ý tưởng đó. Đừng để điều này xảy ra; hãy sở hữu ý tưởng của bạn và phát biểu tự tin về những ý tưởng đó.
6. Ôm đồm quá nhiều việc so với khả năng thực hiện của bạn
Bạn chỉ là một người duy nhất, bạn không thể tự mình làm tất cả mọi việc, và bạn cũng không nên cố gắng làm như vậy. Bạn muốn gây ấn tượng với sếp và đồng nghiệp bằng cách cho họ thấy bạn làm việc hiệu quả ra sao và có thể xử lý nhiều công việc như thế nào. Tuy nhiên, đừng ra sức ôm đồm công việc chỉ để rồi bạn làm xong việc với chất lượng thấp vì bạn có quá nhiều việc để làm và không thể làm tốt tất cả mọi công việc nhận về.
Sẽ hoàn toàn ổn nếu bạn lên tiếng và để sếp biết mỗi khi bạn đã làm việc tới giới hạn khả năng. Hãy lên tiếng, bày tỏ sự lo ngại về khối lượng công việc được giao, đồng thời đưa ra ưu tiên cho các nhiệm vụ để sếp thấy, bạn là một người có trách nhiệm, thay vì kém năng lực.
Leave a Reply