Cẩm nang “tự vệ” khi đi làm trong doanh nghiệp

Thành thật mà nói, áp lực công việc gia tăng là điều hiển nhiên khi bạn ở chức vụ càng cao. Bạn hoàn toàn có thể học cách làm quen với chúng với thái độ bình tĩnh

Bài viết này không nhằm mục đích hù dọa nhưng thực tế khi đi làm, có những trường hợp xảy đến và bạn cần có sự mạnh mẽ, ứng xử thông minh để tự bảo vệ bản thân.
Thương trường cũng như chiến trường, những người dẫn đầu không bao giờ là người yếu đuối hay dễ bị tổn thương. Làm thế nào vượt qua những tình huống không hay dưới đây? Đây là những chia sẻ giúp bạn tự bảo vệ bản thân nơi văn phòng.

Khi bạn bị nói xấu sau lưng

Chẳng ai thích những kẻ lắm lời, chuyên đi nói xấu người khác. Nếu bạn chẳng may trở thành nạn nhân của những lời đồn thổi không hay, lời khuyên là hãy phớt lờ chúng đi. Im lặng là vàng. Đây là cách tốt nhất để mọi xung đột không có cơ hội xảy ra nếu lời đồn thổi thực sự không ảnh hưởng nhiều đến công việc của bạn.

Khi bạn bị đùn đẩy trách nhiệm

“Being nice doesn’t mean a YES man”. Chỉ có trong những bộ phim Hàn Quốc, những cô nàng hiền lành ngây thơ luôn luôn giúp đỡ mọi người trong văn phòng, sau một thời gian cô trở nên thành công. Thực tế, nếu bạn luôn say Yes với tất cả mọi người, bạn sẽ không bao giờ có đủ thời gian làm việc của mình. Để có thành tích làm việc tốt, bạn cần phải biết ưu tiên thứ tự công việc và nói KHÔNG khi cần.

Khi bạn bị chơi xấu

Việc này có thể xảy ra ở những công ty có tính cạnh tranh khắc nghiệt. Thành tích của bạn có thể là cản trở của ai đó và nếu chẳng may họ cố tình chơi xấu như phá hoại và gây sự hiểu lầm, gây khó khăn cho bạn trong công việc, đừng coi đây là chuyện cá nhân. Hãy thẳng thắn trình bày với sếp và mọi người biết rằng sự phá hoại của anh/cô ta đang gây tổn thất cho công việc chung như thế nào (thay vì bạn bị thiệt hại như thế nào)

Khi bạn xảy ra xung đột với đồng nghiệp

Xung đột hay mẫu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Sai lầm thường gặp là đưa cảm xúc hay suy nghĩ cá nhân vào giải quyết xung đột. Cần phân biệt rõ mấu chốt của vấn đề để giải quyết trên tinh thần hợp tác.

Khi bạn bị công kích trong cuộc họp

Hãy luôn bảo vệ ý kiến của bạn, nếu không sẽ chẳng ai làm điều đó thay bạn. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng bao giờ đưa cảm xúc cá nhân vào khi tranh luận vấn đề vì nó không giải quyết vấn đề và khiến người bên ngoài sẽ có cái nhìn không chuyên nghiệp về bạn. Bằng cách trình bày có lập luận, dẫn chứng và căn cứ cụ thể, bạn có thể win win trong bất kỳ tình huống nào.

Khi áp lực công việc quá nặng nề

Thành thật mà nói, áp lực công việc gia tăng là điều hiển nhiên khi bạn ở chức vụ càng cao. Bạn hoàn toàn có thể học cách làm quen với chúng với thái độ bình tĩnh. Không phải vô cớ mà nhiều công ty trên thế giới khuyến khích nhân viên “thiền” để giải tỏa căng thẳng và giảm stress. Ngoài ra, còn có rất nhiều cách khác nhau như nghe nhạc, nói chuyện với đồng nghiệp, hoặc đi du lịch,…Trong trường hợp áp lực quá nặng nề, hãy tự cứu mình bằng cách “ra đi”. Có nhiều thứ bạn không nên hy sinh vì công việc, đầu tiên là sức khỏe.

Lời kết:

Dù trong bất cứ tình huống, điều đầu tiên bạn cần là tuyệt đối đừng bao giờ thể hiện mình là người yếu đuối và dễ bỏ cuộc. Và đừng mong đợi sếp hay bất cứ ai sẽ đứng ra che chở cho bạn. Một khi bước vào môi trường làm việc, để thăng tiến, bạn cần chứng tỏ bản thân đủ mạnh mẽ để lèo lái bản thân vượt qua những trở ngại có thể xảy ra.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *