Sếp giỏi nên làm 5 điều này mỗi ngày với nhân viên

Các nhà quản lý giỏi vẫn thường phải thừa nhận những sai lầm của họ. Người đứng đầu không nên đổ lỗi cho nhân viên hay bỏ qua những lỗi mà mình mắc phải.

1. Chào hỏi nhân viên mỗi ngày

Nghe có vẻ chả có gì đặc sắc nhưng bạn có thể kiểm tra tính hiệu quả của lời khuyên này ngay lập tức. Việc giao tiếp mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ mối quan hệ tốt với nhân viên, nắm rõ lịch trình hay tiến độ làm việc của họ, đồng thời nhanh chóng đoán trước được bất kỳ vấn đề nhân sự nào trước khi nó phát sinh.

Nhân viên sẽ cảm nhận được họ là người quan trọng trong mắt sếp và sẽ cố gắng hơn để xứng đáng với sự quan tậm mà lãnh đạo dành cho họ.

2. Nhắc nhở nhân viên về vai trò của họ đối với công ty

Nhiệm vụ thứ hai mà một người quản lý phải làm mỗi ngày là nhắc nhở nhân viên về mục tiêu của công ty và vai trò của họ quan trọng thế nào để được mục tiêu đó.

Bên cạnh đó, điều này còn giúp ích rất nhiều trong nỗ lực làm giảm sự nhàm chán trong công việc và khiến nhân viên phải suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của mình.

3. Coi trọng thời gian của nhân viên

Một ông chủ tốt luôn biết cách làm cho cuộc họp diễn ra đúng thời gian đã định vì ông ta coi trọng thời gian của nhân viên.

Điều đặc biệt quan trọng là bạn phải thông báo sớm nhất có thể nếu cuộc họp bị hủy hay bị hoãn. Nếu bạn cứ để nhân viên chờ hàng giờ trong cuộc họp hay không chú ý khi họ đang cập nhật tình hình công việc, chẳng khác nào bạn đang gửi thông điệp đến họ rằng, họ không hề quan trọng và bạn không đánh giá cao thời gian, công sức mà những người này đang đóng góp cho công ty.

4. Dám công khai thừa nhận những sai lầm

Các nhà quản lý giỏi vẫn thường phải thừa nhận những sai lầm của họ. Người đứng đầu không nên đổ lỗi cho nhân viên hay bỏ qua những lỗi mà mình mắc phải.

Hãy nhớ rằng, sếp chính là tấm gương của nhân viên, nếu bạn hành động qua loa, nhân viên cũng sẽ nhìn vào đó mà hành động theo.

5. Không ngừng tạo động lực phấn đấu cho nhân viên

Cuối cùng, một ông chủ lớn phải biết cách giúp nhân viên phát triển thông qua động lực. Ví dụ, khi giao cho nhân viên một công việc, bạn nên trình bày mục tiêu cuối cùng mà bạn mong muốn và để cho họ tự do tìm ra phương pháp thực hiện của riêng họ.

Nếu bạn liên tục gò ép nhân viên phải làm việc theo một khung mẫu chuẩn mà bạn đưa ra, bạn sẽ luôn phải đưa ra các chỉ thị cho từng bước hoạt động của họ và điều này chính là một bước cản lớn trong quá trình phát triển của công ty.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *