5 điều cần làm ngay để được sếp đánh giá cao trong công ty

Ngoài ra, sự hỗ trợ này không nhất thiết phải đến từ người thân hay bạn bè mà hoàn toàn có thể là cách thư giãn tìm lại hứng thú, đam mê với công việc. Mỗi

Bạn luôn cố gắng và nỗ lực trong công việc nhưng có vẻ như sếp không hề nhận ra những thành quả đáng được ghi nhận từ bạn? Rất có thể bạn đã chưa làm tốt 5 điều dưới đây:


1. Giúp đỡ đồng nghiệp

Cấp trên sẽ đánh giá cao hành động giúp đỡ đồng nghiệp mà đặc biệt là đồng nghiệp mới của bạn. Bạn sẽ dễ dàng nhận được cái nhìn thiện cảm và tin tưởng từ sếp. Tuy nhiên, giúp đỡ không có nghĩa là bạn làm hộ phần việc của họ. Giúp đỡ ở đây là chia sẻ với họ những kỹ năng và kiến thức để giải quyết vấn đề.

2. Mở rộng và chủ động sáng tạo trong công việc

Bạn nên không ngừng suy nghĩ để đưa ra ý tưởng sáng tạo cho cùng một công việc mà bạn đang làm. Chủ động thay đổi, chủ động đề xuất sẽ khiến cho sếp dễ dàng nhận ra năng lực của bạn và giao cho bạn những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và thách thức hơn. Điều này làm gia tăng cảm xúc hài lòng và cung cấp cơ hội cho việc phát triển cá nhân của mỗi nhân viên, đem lại lợi ích cho toàn thể doanh nghiệp.

3. Hãy tìm đến sự hỗ trợ

Nếu bạn có những cảm xúc tiêu cực thì đừng ngại chia sẻ cảm xúc hay những khó khăn trong công việc với người thân và đồng nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể nhờ họ tư vấn và giúp đỡ thêm nâng cao tinh thần lạc quan và tự tin vào khả năng của mình.

Ngoài ra, sự hỗ trợ này không nhất thiết phải đến từ người thân hay bạn bè mà hoàn toàn có thể là cách thư giãn tìm lại hứng thú, đam mê với công việc. Mỗi khi bế tắc, mệt mỏi và căng thẳng nên tạm thời gạt bỏ mọi công việc qua một bên và quan tâm đến các sở thích giải trí của mình. Nếu cảm thấy tư tưởng thoải mái hơn thì làm việc mới có hiệu quả.

4. Biết nhận lỗi và sửa sai

Nhân viên phải đối mặt với nhiều thách thức trong công việc hàng ngày và phạm lỗi là một trong số đó. Sai lầm đó có thể khiến đồng nghiệp và sếp nổi cáu nhưng họ sẽ thất vọng hơn nếu bạn cố gắng che giấu nó hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác. Thừa nhận mình đã làm sai là việc khó khăn nhưng bạn sẽ được mọi người đánh giá cao vì tính trung thực và có thể hành động đúng đắn một cách nhanh chóng để khắc phục tình huống. Nhân viên được coi trọng lạc quan nhưng cũng thực tế. Họ nhận thức và giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.

5. Không ngại thách thức mới

Kiên định là một đức tính tốt nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu bạn biết điều chỉnh, thích nghi đúng lúc. Những nhân viên thành công không khuất phục trước những thử thách họ chưa từng trải qua, họ sẽ tiếp cận chúng từ nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra giải pháp. Do đó, khi người quản lí phổ biến một công việc mới, hãy tập trung vào cách bạn có thể làm để hoàn thành nó thay vì từ chối để nhận được đánh giá cao.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *