Mẹo tuyển dụng những ứng viên có niềm đam mê công việc
Theo Dunn, doanh nghiệp nên hỏi ứng viên về mức độ thường xuyên liên hệ với các đồng nghiệp khác trong cùng lĩnh vực ở bên ngoài công ty của họ và những nội
Việc đầu tiên thường khá đơn giản. Việc thứ hai có thể khó khăn hơn một chút nhưng với các bài kiểm tra về “trí tuệ cảm xúc” (EQ) được nhiều tổ chức tư vấn tuyển dụng thiết kế sẵn, doanh nghiệp cũng có thể giải quyết nhanh việc này.
Thế nhưng, một yếu tố quan trọng thứ ba đối với sự phù hợp của ứng viên và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của họ sau này mà các công ty không dễ gì đánh giá được đó chính là đam mê dành cho công việc, tổ chức mà họ ứng tuyển. Theo các chuyên gia tuyển dụng, lý do là ứng viên thường nói dối về điều này.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bất cứứng viên nào cũng đều nói rằng họ là một “fan” (người hâm mộ) của công ty, ngành, hay một vị trí cụ thể nào đó mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Nhưng một điều chắc chắn là lòng đam mê của họ dành cho những yếu tố này thì không thể như nhau.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chọn ứng viên có lòng đam mê cao nhất? Theo Kris Dunn, Giám đốc nhân sự của Kinetix, một công ty tư vấn tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp có thể đặt những câu hỏi sau đây cho ứng viên.
1. Anh/chị cập nhật sự hiểu biết của mình về ngành này như thế nào?
Những ứng viên có niềm đam mê thật sự sẽ đầu tư nhiều thời gian ở bên trong cũng như bên ngoài công sở để bồi dưỡng thêm kiến thức và rèn luyện thêm kỹ năng về công việc hay ngành mà họ quan tâm.
Nếu một ứng viên không nêu ra được bất cứ một hoạt động nào chứng minh bản thân mình có đầu tư cho việc phát triển kiến thức và nghề nghiệp chuyên môn thì ứng viên đó có lẽ không phù hợp. “Những người đam mê thường không ngừng học hỏi thêm trong lĩnh vực mà họ quan tâm vì họ luôn nghĩ rằng kiến thức của mình vẫn chưa đủ”, Dunn giải thích.
2. Vấn đề lớn nhất mà anh/chị muốn giải quyết trong lĩnh vực của mình là gì và tại sao?
Nếu ứng viên trình bày một cách nghiêm túc, đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể và thể hiện tính sáng tạo thì điều đó cho thấy họ có một niềm đam mê rất cao dành cho công việc mà mình đang gắn bó. Ngược lại, ứng viên sẽ nói chung chung hoặc rất vòng vo, không nêu ra được một vấn đề cụ thể nào.
3. Anh/chị kết nối với những đồng nghiệp khác trong cùng lĩnh vực như thế nào?
Theo Dunn, doanh nghiệp nên hỏi ứng viên về mức độ thường xuyên liên hệ với các đồng nghiệp khác trong cùng lĩnh vực ở bên ngoài công ty của họ và những nội dung mà họ trao đổi với nhau. Lý do là những ứng viên có niềm đam mê công việc thật sự sẽ rất thích giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm với những đồng nghiệp cùng ngành ở những tổ chức khác.
Những ứng viên làm việc một cách đối phó thường chỉ muốn dành thời gian sau giờ làm việc cho những hoạt động không liên quan gì đến công việc nữa.
4.Anh/chị không hài lòng nhất với công việc của mình ở Công ty X là khi nào?
Câu trả lời sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được liệu ứng viên có đang đi tìm một môi trường làm việc theo một văn hóa hay phong cách thoải mái hơn hay không, hay là ứng viên đang thật sự tìm một nơi để thỏa mãn niềm đam mê của mình dành cho lĩnh vực mà họ đã chọn.
“Nếu ứng viên không thể hiện rõ mong muốn được làm một công việc thú vị và cống hiến hết khả năng của mình, mặt khác chỉ than phiền về những vấn đề không liên quan trực tiếp đến công việc thì có thể xem nhưứng viên chưa thật sự có niềm đam mê”, Dunn giải thích.
Leave a Reply