Những lỗi nhà tuyển dụng hay gặp khi phỏng vấn

Hơn 25% nhà tuyển dụng không có động thái kiểm tra độ xác thực của thông tin mà ứng viên đã liệt kê trong CV và buổi phỏng vấn. Điều này hay diễn ra trong các

Không chỉ ứng viên mới thường xuyên mắc phải những sai lầm mà chính nhà tuyển dụng cũng không thể tránh khỏi. Nếu bạn bị trượt phỏng vấn thì đừng vội tự ti vì chưa chắc bạn kém cỏi mà có thể là nhà tuyển dụng đã mắc phải một trong những sai lầm dưới đây:


1.Chọn ứng viên dựa theo cảm tính

Bạn đã bao giờ cảm thấy khó hiểu khi cảm thấy mình thừa đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn không được lựa chọn chưa? Có thể là do bạn đã gặp phải một nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ứng viên dựa theo cảm tính thay vì lý tính. Nhiều nhà tuyển dụng chọn vì có cảm giác thấy thích người này hơn người kia chứ không vì người này giỏi hơn người kia. Việc lựa chọn theo cách này đôi khi sẽ gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.

2. Chưa từng xem CV của ứng viên

Nếu bạn đến buổi phỏng vấn và nhận được những câu hỏi như học ở đâu, kinh nghiệm gì, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích,… thì rất có thể nhà tuyển dụng chưa từng đọc qua CV của bạn. Đây cũng chính là sai lầm phổ biến của nhà tuyển dụng khiến họ không thể tìm được ứng viên phù hợp nhất. Những câu hỏi trên chẳng khác gì những câu kiểm tra trí nhớ để ứng viên lặp lại sẵn những điều trong CV cả. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp luôn đọc kĩ từng hồ sơ một và đưa ra những câu hỏi phỏng vấn chất lượng xoay quanh kinh nghiệm như đặt ra tình huống, câu hỏi giả thiết,…

3. Mô tả

Một trong những lỗi của nhà tuyển dụng là đưa ra mô tả thông tin nhà tuyển dụng quá sơ sài hoặc quá chi tiết. Những yêu cầu này thường quá chung chung không rõ ràng, hoặc liệt kê chi chít những công việc mà một người làm việc lâu năm sẽ hốt hoảng vì biết làm gì có vị trí nào cáng đáng được nhiều việc như vậy. Các sinh viên mới ra trường thường là đối tượng bị những bản yêu cầu này dọa sợ, dẫn đến thiếu tự tin khi đi xin việc và không dám ứng tuyển. Thực tế, chính các doanh nghiệp cũng tự biết rất khó để tìm được một ứng cử viên hoàn hảo như vậy nên thường chọn người phù hợp nhất mà thôi. Một khi bạn đã biết sơ xuất này của nhà tuyển dụng, bạn sẽ không bị dọa bởi những bản mô tả như thế nữa.

4. Bỏ quên khâu kiểm tra độ xác thực của thông tin

Hơn 25% nhà tuyển dụng không có động thái kiểm tra độ xác thực của thông tin mà ứng viên đã liệt kê trong CV và buổi phỏng vấn. Điều này hay diễn ra trong các doanh nghiệp nhỏ, nhà tuyển dụng thường rơi vào tình huống cần gấp người dẫn đến không chú ý. Sơ xuất này dẫn đến tình huống là ứng viên tha hồ chém gió mà nhà tuyển dụng lại gật đầu tin như thật. Tuyển dụng là một quá trình cần sự cẩn thận vì vậy hãy xác thực thông tin của ứng viên một cách kín đáo để tránh những điều không hay trong tương lai.

Chính nhà tuyển dụng cũng mắc sai lầm nên bạn cũng đừng vội thất vọng. Bạn cần hiểu rõ bản thân để luôn tự tin trong những lần phỏng vấn tiếp theo.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *